Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Thứ hai - 25/11/2019 16:42
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tình thần vì vậy việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.​​​​​​​
  Trong những năm học qua trường Mầm non Sơn Ca luôn làm tốt công tác tuyên truyền tới CBGVNV cũng như các bậc cha mẹ học sinh. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ các bậc phụ huynh cần chú ý phối hợp với giáo viên, nhân viên trong nhà trường để đảm bảo an toàn cho trẻ như:
1. Phòng ngã:
- Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt, nếu đọng nước phải có hệ thống khơi thông nước, quét ngay.
- Giáo dục trẻ không trèo lên lan can ở hành lang, cầu thang có tay vịn, lan can. Khi trẻ đi từ tầng 1 lên tầng 3 cần có sự giám sát của giao viên trong lớp, trong trường.  
- Giáo dục cho trẻ chơi ngoài trời không leo trèo, chạy nhảy ở sân trường.
- Bàn ghế hỏng, không chắc chắn được sửa chữa ngay.
- Đồ chơi ngoài trời và đồ dùng phục vụ các hoạt động vận động cho trẻ hoạt động chắc chắn, đảm bảo an toàn và được kiểm tra thường xuyên.
- Luôn luôn giữ sàn nhà, nền nhà vệ sinh khô ráo.
2. Phòng ngừa tai nạn giao thông:
- Phân công bảo vệ, giáo viên đóng cổng và quan sát trẻ.
- Giáo dục trẻ biết ngồi đúng cách khi ngồi trên xe đạp, xe máy, ô tô của bố, mẹ, ông, bà cho tới lớp.
3. Phòng ngừa bỏng:
- Không cho trẻ tới khu vực bếp.
- Giáo dục trẻ không lại gần bô xe máy vừa chạy và dừng lại.
- Không để trẻ đến gần các vật nóng như thức ăn của trẻ, nước uống (mùa đông).
4. Phòng ngừa đuối nước:
- Giáo dục trẻ không được chơi gần ao hồ, kênh mương gần nhà của trẻ.
          - Các thùng chứa nước phải có nắp đậy (nếu mất nước).
- Bể nước được đóng nắp an toàn.
2

5. Phòng ngừa điện giật:
- Hệ thống điện trong lớp an toàn: dây điện hở, bảng điện để cao, được kiểm tra thường xuyên.
- Giáo dục trẻ không chọc nghịch ổ điện.
3

6. Phòng ngừa ngộ độc thức ăn:
- Nhà trường đã phối hợp với công an phường và đội ANTT của khu để giảm thiểu tối đa người dân bán quà bánh trước cổng trường.
- Nhà trường đã ký kết đầy đủ với các nhà cung ứng thực phẩm để các loại thực phẩm đều đảm bảo VSATTP.
- Nước uống đun sôi phải đảm bảo vệ sinh ATTP.
7. Phòng hóc, sặc:
- Thức ăn chế biến cho trẻ phải nhặt bỏ hết vỏ, xương và có chế độ loãng, đặc, nhỏ, nhừ theo chế độ ăn của từng lứa tuổi.
- Cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt phải tách bỏ hạt trước và theo dõi khi cháu ăn.
- Thuốc viên phải nghiền nát, hoà nước cho uống.
- Tập cho trẻ ăn thong thả, không để trẻ nói chuyện, cười đùa trong khi ăn.
- Không cho trẻ ăn uống khi trẻ nằm, đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho.
- Cấm hít mũi trẻ, cấm dùng đũa, thìa ngáng miệng trẻ để đổ thức ăn, ép trẻ nuốt.
- Không cho trẻ mang theo những đồ vật nhỏ, những hạt dễ nuốt. Khi trẻ chơi những đồ vật nhỏ phải có cô theo dõi, chơi xong cô phải kiểm tra đủ số lượng mới cất đi.
8. Phòng tai nạn khi chơi trong nhóm, lớp:
- Dạy trẻ không nghịch đồ sắc nhọn khi chơi, không chọc nghịch vào mắt mũi nhau, không đánh nhau.
- Thường xuyên kiểm tra nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ, chỗ nào hỏng phải được sửa chữa ngay. Có bảo đảm an toàn mới được sử dụng cho trẻ. Cửa phải có móc cố định; cửa sổ, hành lang trên cao phải có chấn song, bao lơn.
- Tổ chức cho trẻ chơi trật tự, không leo trèo, không xô đẩy, cắn cấu nhau.
9. Nhân viên y tế học đường:
- Được bồi dưỡng chuyên môn.
- Có tủ thuốc và một số đồ dùng y tế thiết yếu theo quy định để sơ cứu.
Trên đây là một số biện pháp phòng tránh tai nạn cho trẻ rất mong các bậc phu huynh phối hợp với nhà trường để đảm bảo an toàn cho trẻ từ nhà đến trường và từ trường về nhà.

                                                                                                                                                        Bộ phận Y tế - Trường mầm non Sơn Ca

 
 Từ khóa: tai nạn, thương tích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

  • Đang truy cập20
  • Hôm nay1,142
  • Tháng hiện tại41,447
  • Tổng lượt truy cập10,690,633
violympic
Bộ giáo dục
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây