Các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết

Thứ ba - 04/04/2023 09:46
Các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết
Hiện nay thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường đang là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận hàng trăm ca mắc sốt xuất huyết; trong khi cùng kỳ năm 2022, Thành phố chỉ có 9 ca.
Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết: Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn.
Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, mắt đỏ xung huyết, các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện ngày thứ 4, 5 như cảnh đau bụng vùng gan, buồn nôn, tiểu ít, chân tay lạnh, có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.
Trên địa bàn phường Phúc La có nhiều bệnh viện, phòng khám có các bệnh nhân Sốt xuất huyết đang điều trị, có nhiều diện tích đất chưa sử dụng đang làm nơi trồng rau, tập kết rác thải, có nhiều nhà xây thô chưa ở là nơi có nhiều vật dụng phế thải đọng nước có các ổ bọ gậy,… đây là những điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết, cộng với thời tiết mưa nắng thất thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh Sốt xuất huyết. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, UBND phường Phúc La đề nghị:
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các tổ dân phố phát động chiến dịch người dân tự diệt muỗi, bọ gậy để chủ động phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
- Hàng tuần các gia đình hãy dành thời gian chỉ khoảng 15 phút để kiểm tra toàn bộ các vật dụng có chứa nước ở trong nhà như: bể nước, chậu cây cảnh, hòn non bộ, lọ hộp, thùng xốp, các vật dụng phế thải đọng nước… để kịp thời phát hiện các ổ bọ gậy và xử lý kịp thời, không để bọ gậy phát triển thành muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết, đặc biệt các gia đình chú ý kiểm tra trong nhà và xung quanh nhà ngay sau mỗi trận mưa và đảm bảo không có bất cứ vật dụng hay đồ phế thải nào có đọng nước mưa để loại trừ nơi sinh sản của bọ gậy, không để phát sinh muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết.
- Hàng tuần người dân tích cực tham gia tổng dọn vệ sinh môi trường tại các khu vực công cộng, thu gom các vật dụng phế thải đọng nước để loại trừ nơi sinh sản của bọ gậy.
-  Người dân bảo vệ mình để tránh bị muỗi đốt bằng cách mặc quần dài, áo dài tay, trước khi đi ngủ cần mắc màn, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi, vợt điện diệt muỗi thường xuyên.
Khi phát hiện có người bị sốt đề nghị các gia đình, cơ quan, đơn vị, trường học thông báo ngay cho Trạm y tế phường để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh kịp thời,  không để bệnh sốt xuất huyết lây lan ra cộng đồng. Số điện thoại liên hệ: 0989.965.036 - ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng Trạm Y tế phường Phúc La; Số điện thoại 0988.631.178 – ông Vũ Thế Nam – Phó Trưởng Trạm Y tế phường Phúc La.


 

Tác giả: Mầm non Sơn Ca

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay1,065
  • Tháng hiện tại65,100
  • Tổng lượt truy cập10,110,182
violympic
Bộ giáo dục
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây