TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN LUẬT THỦ ĐÔ VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Thứ hai - 09/09/2024 09:36
1 Mar 2023 011301 GMTảnh luật thủ đô
1 Mar 2023 011301 GMTảnh luật thủ đô
Thực hiện Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 của UBND Thành phố Hà Nội. Thực hiện Kế hoạch số 2973/KH-SGDĐT, ngày 27/8/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về triển khai thi hành Điều 22 Luật Thủ đô về phát triển giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số 276/KH-UBND, ngày 21/7/2024 của UBND quận Hà Đông về triển khai thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn quận Hà Đông; Kế hoạch số 300/KH-UBND, ngày 31/8/2024 của UBND quận Hà Đông về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để kịp thời thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; khắc phục những tồn tại, hạn chế; tạo cơ sở pháp lý thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực như mục tiêu Bộ Chính trị đề ra, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng, hoàn thiện dự án Luật: đăng tải hồ sơ dự án Luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội; gửi lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan. Các ý kiến đóng góp đã được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 07 chương, 60 điều (tăng 03 chương, 33 điều so với Luật Thủ đô 2012), quy định toàn diện trên các lĩnh vực. Một số nội dung quan trọng được quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là tăng thẩm quyền của Thành phố: được chủ động về tổ chức bộ máy, biên chế, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chế độ tiền lương; Phân quyền và quy định cơ chế mới về quy hoạch, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, khoa học công nghệ và đổi mới; phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng TOD; các biện pháp huy động nguồn lực đất đai để phát triển đô thị, hạ tầng giao thông, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp; các biện pháp mới trong bảo vệ môi trường, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển nhà ở; giải pháp mới để thu hút, huy động nguồn lực đầu tư xã hội, khai thác tài sản công; tăng cường liên kết Vùng Thủ đô.
Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cụ thể là: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn và phát triển văn hóa và quy hoạch xây dựng nhà ở, khu đô thị; Quản lý, sử dụng đất, nhất là đất sử dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội, văn hóa, tôn giáo, công trình công cộng phục vụ cộng đồng, dân cư; Cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng, nhất là các chính sách về thu chi ngân sách để thúc đẩy đầu tư phát triển; Quản lý dân cư, bảo vệ Thủ đô bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; Chính sách an sinh xã hội, phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường…
Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên là do pháp luật về Thủ đô chưa đồng bộ, kịp thời, đầy đủ, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Một số quy định của Luật Thủ đô chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể. Mặt khác, sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực, có nhiều đạo luật chuyên ngành được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 có quy định khác với Luật Thủ đô về cùng một vấn đề hoặc bãi bỏ quy định của Luật Thủ đô (như Luật Cư trú bãi bỏ khoản 3, 4 Điều 19 Luật Thủ đô). Việc chưa có quy định về áp dụng Luật Thủ đô đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc thi hành.
Với những đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội, có tính đột phá, việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này được kỳ vọng sẽ khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển./.


 

Tác giả: Mầm non Sơn Ca

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay3,912
  • Tháng hiện tại7,730
  • Tổng lượt truy cập10,656,916
violympic
Bộ giáo dục
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây